Xem thêm: Đánh giá Đề cử viên
Đội ngũ Đánh giá Đề cử (NAT) là những người quản lý các Đề cử viên (BN) và đảm bảo những lĩnh vực liên quan đến beatmap trong osu! hoạt động bình thường.
Thành viên của NAT được nhận diện bởi danh hiệu màu đỏ cam, huy hiệu dành cho nhóm người dùng có đề tên NAT
, và tên người dùng hiện màu đỏ trong game. Họ có quyền quản lý toàn bộ website như Đội ngũ Kiểm duyệt viên (GMT), và có khả năng đề cử và đặt lại đề cử của beatmap, giống như những thành viên chính thức của Đội ngũ Đề cử viên (BNs). Nhìn chung, những thành viên của NAT chính là những Đề cử viên với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Vì thế, mọi quy tắc và tiêu chuẩn riêng của Đề cử viên đều áp dụng cho thành viên của NAT với một số ngoại lệ nhất định để hoạt động.
Tất cả thành viên của Đội ngũ Đánh giá Đề cử cam kết tuân thủ theo Bộ quy tắc ứng xử của cộng tác viên bên cạnh Quy tắc cộng đồng.
Lưu ý: Để báo cáo bất kì thành viên NAT nào cư xử không đúng mực hay không tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử, xin vui lòng liên hệ đội ngũ hỗ trợ tài khoản.
NAT chịu trách nhiệm về những công việc liên quan đến mapping, chia thành hai bộ phận phụ trách hai mảng: đánh giá và tổ chức. Mỗi bộ phận đều thực hiện trách nhiệm của một thành viên NAT cũng như là những yêu cầu và tiêu chuẩn cho mỗi công việc trên.
Những thành viên của NAT được phân vào bộ phận đánh giá (hay còn được gọi là người đánh giá) chủ yếu đảm nhận những việc sau:
Bộ phận này rất cần thành viên vì số lượng đơn ứng cử vào nhóm Đề cử viên rất lớn. Vì vậy, thi thoảng họ sẽ tìm thành viên mới để giúp họ giảm gánh nặng công việc. Đây là lý do vì sao bất cứ Đề cử viên nào muốn gia nhập NAT đều được xem xét dựa trên khả năng đánh giá của họ, và đa số thành viên NAT gia nhập và tiếp tục công việc của mình ở bộ phận đánh giá.
Thành viên NAT nằm trong bộ phận tổ chức sẽ không phụ trách một game mode cụ thể nào dù họ được phép đề cử beatmap từ game mode được phân công từ trước. Họ phải đảm bảo được:
Thành viên NAT chủ yếu xử lý ở bộ phận này sẽ đảm bảo rằng các Đề cử viên và những thành viên khác trong cộng đồng mapping/modding được cung cấp đầy đủ thông tin và ý kiến của họ được lắng nghe, đồng thời việc duy trì các thành phần thiết yếu để giữ mọi thứ trong lĩnh vực mapping/modding hoạt động bình thường. Những người thuộc bộ phận này là những người đánh giá nhiều kinh nghiệm muốn tập trung vào mảng quản lý thuộc lĩnh vực mapping/modding.
Phân chia khối lượng công việc trong NAT thành hai mảng chính là cần thiết cho việc tổ chức tổng thể và năng suất của cả nhóm, cho phép việc phân phó trách nhiệm được hợp lý hơn. Phân chia nhiệm vụ sẽ giúp các thành viên NAT không bị quá tải và đồng thời tránh được sự phân tán trách nhiệm trong công việc.
Thành viên NAT nào cũng đều có thể tham gia vào công việc của bất kỳ bộ phận nào mà họ chọn, bất kể mảng phụ trách chủ yếu của họ. Ví dụ, một thành viên NAT chủ yếu phụ trách mảng đánh giá có thể phụ giúp những công việc liên quan đến mảng tổ chức hoặc ngược lại.
Mỗi thành viên NAT có những yêu cầu hoạt động khác nhau tùy vào mảng phụ trách chính của họ. Thành viên thuộc bộ phận đánh giá phải xem xét và đánh giá những người ứng cử và các Đề cử viên một cách nhất quán, đồng thời tự mình bắt kịp thông tin với mảng mapping/modding thông qua hoạt động modding. Thành viên được phân công vào bộ phận tổ chức phải duy trì những giai đoạn chủ chốt của quá trình xếp hạng beatmap trong từng trường hợp cụ thể.
Cứ mỗi 2 tháng, các thành viên NAT phải gửi bản tóm tắt về hoạt động của họ đến trang Quản lý BN. Bản tóm tắt cùng với những số liệu khác như hoạt động đề cử và đánh giá sẽ được sử dụng để quyết định liệu thành viên đó có hoạt động thường xuyên hay không và liệu họ được ở lại nhóm không. Sau đó, các nhóm trưởng sẽ thảo luận về hoạt động của từng thành viên và quyết định xem họ có được ở lại NAT hay không.
Nhóm trưởng sẽ đối chất với những thành viên không hoạt động hoặc không cung cấp bản tóm tắt hoạt động kịp thời. Nếu giải pháp thích hợp cho việc không hoạt động không khả thi thì thành viên đó sẽ bị loại ra khỏi NAT. Thành viên phụ trách mảng đánh giá làm việc trong những dự án khác liên quan đến mapping có thể được chuyển đến bộ phận tổ chức để phản ánh sự đóng góp của họ tốt hơn.
Xem thêm: Rời khỏi NAT
Thành viên NAT được hưởng những lợi ích sau:
Trước khi gia nhập NAT, người dùng phải là một Đề cử viên chính thức hoặc đã từng là một thành viên của NAT và vẫn còn hoạt động trong cộng đồng. Đa số các ứng cử viên cho NAT đều được lựa chọn nhờ vào sự tận tâm của họ đối với cộng đồng mapping và modding, và tiếp tục thể hiện khả năng gánh vác vô số trách nhiệm của NAT thường là cơ sở cho việc thăng cấp của họ.
Vì tất cả các thành viên NAT mới bắt đầu công việc ở bộ phận đánh giá, việc các ứng cử viên NAT có khả năng đánh giá một cách xuất sắc khả năng của người khác là rất quan trọng. Đề cử viên chính thức có thể có cơ hội tham gia vào các đợt đánh giá thử hoặc tạm thời gia nhập bộ phận đánh giá để họ có thể tập luyện kỹ năng của mình. Ứng cử viên NAT có khả năng được thăng cấp nếu các đánh giá của họ chi tiết, chỉn chu và đi đến kết luận gần giống với NAT (hoặc có lý do chính đáng trong trường hợp ngược lại).
NAT luôn để mắt tới các ứng cử viên có triển vọng trong một thời gian dài, đôi khi sẽ thảo luận xem liệu ứng cử viên đó có nên được thăng cấp hay không, gần giống với quá trình đánh giá Đề cử viên. Đề cử viên được phép hỏi về việc gia nhập NAT nếu họ muốn nhận góp ý và muốn chắc chắn rằng họ cũng nằm trong diện được cân nhắc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ hoạt động và khả năng của thành viên NAT hiện tại, sẽ có thể không cần thêm thành viên mới. Thành viên mới có thể được thêm vào chỉ khi một trong những thành viên hiện tại ít hoạt động hơn, hoặc có nhiều công việc hơn và cần nhiều người xử lý hơn, vân vân…
Nếu thành viên hoặc cựu thành viên của NAT thể hiện khả năng xử lý tốt công việc ở mảng tổ chức (được liệt kê như trên) và những đóng góp của họ, kể cả ở hiện tại hay đã lên kế hoạch, vượt xa những gì họ làm trong vai trò đánh giá, họ có thể chọn chuyển sang bộ phận tổ chức. Việc này sẽ do trưởng nhóm NAT đánh giá và xử lý theo từng trường hợp cụ thể.
Trong một số ít trường hợp, Đề cử viên cũng có thể được cân nhắc cho vị trí này tùy thuộc vào đóng góp của họ vào cộng đồng mapping/modding.
Việc chuyển đổi sẽ được thảo luận với phần còn lại của NAT trước khi thực hiện, phòng trường hợp có sự phản đối. Nếu không có vấn đề nào phát sinh, thành viên liên quan sẽ tuân thủ theo tiêu chuẩn hoạt động khác nhau tùy theo trường hợp của họ. Nếu những đóng góp của họ sau này bị xem là mờ nhạt hoặc không cần thiết theo đánh giá của trưởng nhóm NAT thì họ sẽ được chuyển ra khỏi bộ phận này.
Khi một thành viên NAT quyết định rời đi, họ có thể nhận được những lợi ích sau tùy vào từng trường hợp:
Cựu thành viên NAT hiện đang có quyền truy cập nội bộ bao gồm:
Kể từ tháng Ba năm 2023, NAT đã quyết định lập trưởng nhóm như tiền thân của NAT là QAT. Trưởng nhóm NAT phụ trách công việc của cả mảng đánh giá và tổ chức để họ có thể quản lý và tham gia vào mọi khía cạnh của NAT.
Trưởng nhóm NAT hiện tại là Hivie.
Trưởng nhóm NAT phụ trách những việc sau:
Lưu ý: Tất cả các thành viên của NAT đều nói tiếng Anh ngoài những ngôn ngữ được liệt kê dưới đây, trừ khi có ghi chú khác.
Trang thành viên của Đội ngũ Đánh giá Đề cử liệt kê tất cả những thành viên trong nhóm. Ngoài những lĩnh vực được nhắc đến dưới đây, toàn bộ thành viên NAT đều đảm nhận công việc rà soát lại nội dung âm thanh và hình ảnh trong beatmap.
Tên | Ngôn ngữ được sử dụng |
---|
Name | Ngôn ngữ được sử dụng |
---|
Name | Ngôn ngữ được sử dụng |
---|
Name | Ngôn ngữ được sử dụng |
---|
Những thành viên NAT sau đây chỉ đảm nhận công việc của mảng tổ chức, không phụ trách một gamemode cụ thể dù được phép đề cử beatmap thuộc game mode họ đã được phân công từ trước:
Tên | Nhiệm vụ |
---|
Những thành viên NAT sau đây giữ vai trò đánh giá là chủ yếu, nhưng đồng thời có đóng góp vào mảng tổ chức:
Tên | Nhiệm vụ |
---|
Ngoài ra, tài khoản bot của Đội ngũ Đánh giá Đề cử sẽ làm đại diện cho NAT để gửi thông báo mà không cần một người dùng nhất định. Tài khoản có thể được sử dụng để gửi các bài đánh giá, tổ chức các đợt đánh giá thử, phân giải (trong trường hợp có khiếu nại về việc từ chối đề cử beatmap), báo cáo, kiểm tra, đánh giá nội dung và các mục đích khác.
h bao gồm xem xét từng trường hợp đặt lại đề cử và gắn nhãn "nhỏ", "đáng kể" hoặc "nghiêm trọng" để làm tham khảo cho việc đánh giá trong tương lai. ↑